Viêm thanh quản
Viêm thanh quản là một trong những bệnh lý khá phổ biến thường gặp ở người lớn, cũng có một số trường hợp gặp ở trẻ em. Bệnh có thể ngắn (cấp tính) hoặc kéo dài (mạn tính).
Viêm thanh quản là một trong những bệnh lý khá phổ biến thường gặp ở người lớn, cũng có một số trường hợp gặp ở trẻ em. Bệnh có thể ngắn (cấp tính) hoặc kéo dài (mạn tính).
Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh quản bị viêm, khiến mất giọng và trở nên khàn tiếng, triệu trứng thường gặp kèm theo là đau cổ họng.
* Những vấn đề chăm sóc BN và người nhà chăm sóc bệnh nhân viêm thanh quản cần biết.
1. Tuân thủ điều trị tại khoa
- Người bệnh dùng thuốc theo đúng y lệnh của bác sỹ và theo đúng sự hướng dẫn của điều dưỡng trong khoa.
2. Chế độ dinh dưỡng.
- Uống nhiều nước, đặc biệt là nước trà nóng.
- Cần bổ sung vitamin, ăn nhiều hoa quả tươi.
- Hạn chế các gia vị kích thích như ớt, hạt tiêu.
- Hạn chế uống rượu và cà phê để phòng khô họng.
- Chanh tươi thái lát mỏng, nghệ tươi, đường phèn, hấp cách thủy ngậm nhiều lần trong ngày. Dùng một số thảo dược như hương chanh, mật ong, quất, gừng, tía tô, ngải cứu, bạc hà
3. Chế độ sinh hoạt.
- Giữ ấm vùng cổ họng.
- Kiêng nói trong vài ngày (thường khoảng 3 - 5 ngày).
- Tránh tắm lạnh, nằm nghỉ ngơi, giữ ấm mũi họng, cổ ngực, gan bàn chân, tay.
- Tránh gió lùa, nếu sổ mũi, ngạt mũi phải điều trị sớm.
- Nhỏ mũi, xúc họng bằng dung dịch kiềm nhẹ.
- Xông các thứ lá thơm có kháng sinh thực vật như cúc tần, lá chanh, lá bưởi, lá tre, lá sả .
- Chườm nóng trước cổ, súc miệng nhiều lần bằng nước chè ấm.
- Không để bị lạnh, ẩm kéo dài.
- Đeo khẩu trang khi đi đường, làm việc trong môi trường bụi, khí độc.
- Thường xuyên vệ sinh mũi họng bằng nước muối, khám và điều trị khi có biểu hiện khan tiếng kéo dài > 1 tuần.
- Với giáo viên, ca sĩ cần uống nước đầy đủ, cách 15 phút nhấp giọng 1 lần để làm ẩm thanh quản.
- Không uống nước đá lạnh.
Tin tức mới nhất
Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Mùa đông: 7:15 - 11:45 | 13:00 - 16:30
Mùa hè: 6:45 - 11:30 | 13:30 - 16:45
Trực cấp cứu: 24/24